TCNFUNNY FORUM
TCNFUNNY FORUM
TCNFUNNY FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
New Page 1
Thông điệp yêu thương: Chào mừng các bạn đã ghé thăm Diễn đàn TCN! tcnfunny.forumvi.com ! Mong các bạn hãy nhiệt tình tham gia và ủng hộ Diễn đàn để Diễn đàn ngày càng lớn mạnh hơn ::. ^^

[THÔNG BÁO] TUYỂNC-Mod and MOd trên toàn forum

Mọi Thắc Mắc Xin Liên hệ Email : myfriend_97@yahoo.com

ADMIN - YaHoo : myfriend_97

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Bạn có sợ cảm giác bị bỏ lại một mình không?
Sao Diêm Vương EmptyTue May 19, 2015 5:09 pm by thieuvu

» Khoảng cách mong manh
Sao Diêm Vương EmptyWed May 13, 2015 5:10 pm by thieuvu

» Yêu xa, rất cần một tin nhắn …
Sao Diêm Vương EmptyMon May 04, 2015 2:02 pm by thieuvu

» Nếu sớm mai là ngày tận thế
Sao Diêm Vương EmptyTue Apr 07, 2015 4:54 pm by thieuvu

»  Nếu bên bạn là một cô gái mạnh mẽ
Sao Diêm Vương EmptyMon Mar 02, 2015 4:56 pm by thieuvu

» Tôi không quan tâm
Sao Diêm Vương EmptyFri Feb 06, 2015 10:54 am by thieuvu

»  Bạn có nghèo không ?
Sao Diêm Vương EmptySat Jan 24, 2015 5:10 pm by thieuvu

» Lời cha khuyên con
Sao Diêm Vương EmptyThu Jan 15, 2015 4:55 pm by thieuvu

» Bài học từ hoa hồng kiêu hãnh
Sao Diêm Vương EmptyThu Jan 08, 2015 4:42 pm by thieuvu

Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 209 người, vào ngày Wed Jan 26, 2011 5:39 pm
Cach nuoi thu ao tren blog day may mem
Sao Diêm Vương EmptyFri Jul 11, 2008 12:05 pm by missbanana22
rabbit 8)Trước tiên, bạn truy cập vào địa chỉ link rồi thực hiện các bước sau:

http://bunnyherolabs.com/adopt/

- B1: Chọn vật nuôi mà bạn iu thík
- B2:
. Đặt tên cho vật nuôi của bạn trog ô Adopter name.
. Nhập nickname của bạn vào ô Adopter name
. Chọn màu cho vật nuôi của bạn = cách bấm chọn bảg màu
. Bấm …

Comments: 8
Cung bien blog thanh san nhay nao
Sao Diêm Vương EmptyFri Jul 11, 2008 12:16 pm by missbanana22
Mã code nè
<marquee style='position:absolute; width:100px; height:900px; top:0px; left:0px; z-index:1;' direction='right' behavior='alternate' scrolldelay='0' scrollamount='15'><table border='0' cellspacing='0' cellpadding='0' style='width:2px !important; height:950px !important; background-color:#990099 !important;'><tr><td width='1' height='850' border='0' …

Comments: 3
Chuyện tình cơn mưa
Sao Diêm Vương EmptyMon Aug 25, 2008 4:25 am by haiquan

Chuyện tình cơn mưa

MXAT - Ký túc xá xế chiều, thời gian như ngả nón cúi chào từng nhóm cô cậu sinh viên trở về sau một buổi học ở giảng đường, sân vận động vang lên những tiếng hò hét náo nhiệt sau những pha bóng gây cấn của các chàng tra. Ở đằng xa, căng tin vẫn là những nụ cười tấp nập của các cô …


Comments: 9
Thử xem truyện mình viết nhé!
Sao Diêm Vương EmptySun Jan 18, 2009 8:41 pm by tomoyo07
Name:Tớ thích cậu!


[b]-IM ĐIII!!

Đây là lần đầu tiên bạn hét lên với mình,sao bạn thay đổi vậy?Bạn và mình là bạn thân từ hồi lớp 1,đến giờ 2 đứa vẫn chơi với nhau dù có bị trêu chọc,thế mà...Cái lời nói ấy,không chỉ làm mình buồn mà nó còn như 1 con dao găm đâm vào trái tim của mình.Sao bạn lại …

Comments: 10
Your first subject
Sao Diêm Vương EmptyThu Jan 10, 2008 5:35 pm by Admin
Take some time to read this information before starting to use the administration of your forum:


How to access your administration panel ?
In the top menu, click on Log In, a new page is displayed. Fill in the username "admin" and the password you have choosen during your registration. If you have lost or forgot it, click here. Once you are logged in, click on the link "Administration Panel" at …

Comments: 1
Trang Điểm & Thời Trang
Sao Diêm Vương EmptyMon Aug 25, 2008 2:23 am by haiquan
Trang Điểm & Thời Trang Ai muốn xí xọn thì dzào đây.Những thực phẩm giúp bạn xinh đẹp và gợi cảm hơnSao Diêm Vương Spacer
BS. haiquan

Bạn muốn giảm béo, chống mụn, làm trắng da, chống lão hóa và tinh thần thật sảng khoái? Lời khuyên của các chuyên gia là: ăn. Nếu biết chọn thực phẩm, bạn …


Comments: 11
Statistics
Diễn Đàn hiện có 438 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: chinhi64

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 11807 in 1306 subjects

Share | 
 

 Sao Diêm Vương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:49 pm

Sao Diêm Vương, cũng được định danh 134340 Pluto ((từ tiếng La tinh: Plūto, tiếng Hy Lạp: Πλούτων)), là hành tinh lùn lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể lớn thứ mười được quan sát trực tiếp thấy bay quanh Mặt Trời. Trước kia nó được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất[1] của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper. Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá và băng và thường có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng Mặt Trăng của Trái Đất và một phần ba thể tích. Sao Diêm Vương có quỹ đạo có độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh lớn nhất của nó, Charon, thường được coi là một Hệ đôi bởi trung tâm khối lượng của các quỹ đạo của chúng không nằm trong bất kỳ một vật thể nào.[2] Liên đoàn Thiên văn học Quốc tế (IAU) vẫn chưa chính thức hoá một định nghĩa cho các hệ hành tinh lùn đôi, và cho tới khi họ thông qua một quyết định như vậy, Charon vẫn được xếp hạng là một vệ tinh của Sao Diêm Vương.[3] Sao Diêm Vương cũng có hai vệ tinh nhỏ hơn khác là NixHydra, được khám phá năm 2005.[4]
Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%.[5] Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với ErisCeres.[6] Sau khi được tái xếp hạng, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh và được trao số 134340.[7][8]
hám phá

Trong thập niên 1840, sử dụng cơ học Newton, Urbain Le Verrier đã dự đoán vị trí của Sao Hải Vương khi ấy vẫn chưa được khám phá sau khi phân tích những nhiễu loạn trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Giả thiết rằng những sự nhiễu loạn bị gây ra bởi lức hút hấp dẫn của hành tinh khác, Le Verrier đã gửi những tính toán của mình cho nhà thiên văn học Đức Johann Gottfried Galle. Ngày 23 tháng9 năm 1846, buổi tối sau khi nhận được bức thư, Galle và sinh viên của mình Heinrich d'Arrest đã tìm thấy Sao Hải Vương ở chính xác nơi Le Verrier đã dự đoán.[9]
Những quan sát Sao Hải Vương ở cuối thế kỷ 19 đã khiến các nhà thiên văn học phải cho rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương đang bị nhiễu loạn bởi một hành tinh khác nữa ngoài Sao Hải Vương. Năm 1905, Percival Lowell, một người Boston giàu có từng thành lập Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona năm 1894, đã khởi động một dự án lớn để tìm kiếm một hành tinh có thể có thứ 9, hành tinh mà ông gọi tên là "Hành tinh X".[10] Tới năm 1909, Lowell và William H. Pickering đã đề xuất nhiều toạ độ có thể của một hành tinh như vậy.[11] Lowell và đài quan sát của mình đã tìm kiếm từ năm 1905 tới khi ông qua đời năm 1916, nhưng không hề có kết quả.
Việc tìm kiếm Hành tinh X của đài thiên văn mãi tới năm 1929,[12] mới được bắt đầu trở lại khi ông giám đốc Vesto Melvin Slipher giao vai trò định vị Hành tinh X cho Clyde Tombaugh, một chàng trai xuất thân nông dân 22 tuổi đến từ Kansas, người mới chỉ tới Đài quan sát Lowell sau khi Slipher cảm thấy ấn tượng bởi một mẫu các bản vẽ thiên văn học của anh.[12]Hình:Pluto discovery plates.png Những bức ảnh khám phá Sao Diêm Vương



Nhiệm vụ của Tombaugh là vẽ hình một cách có hệ thống bầu trời đêm bằng những bức ảnh đúp được chụp từ hai tuần trước đó, sau đó xem xét các cặp và xác định xem có bất kỳ một vật thể nào thay đổi vị trí hay không. Sử dụng một máy được gọi là máy so sánh ánh sáng nhấp nháy, anh nhanh chóng di chuyển tới lui các quang cảnh của mỗi đĩa, để tạo ra sự phản chiếu di động của bất kỳ vật thể nào đã thay đổi vị trí hay xuất hiện giữa các bức ảnh. Ngày 18 tháng 2 năm 1930, sau gần một năm tìm kiếm, Tombaugh đã phát hiện một vật thể có thể di động trên những đĩa ảnh được chụp ngày 23 tháng 129 tháng 1 năm ấy. Một bức ảnh chất lượng kém hơn được chụp ngày 20 tháng 1 đã giúp anh xác nhận sự chuyển động. Sau khi đài quan sát có được những bức ảnh xác nhận thêm nữa, tin tức về khám phá được gửi tới Đài quan sát Đại học Harvard ngày 13 tháng 3 năm 1930. Vật thể mới sau này đã được thấy trong những bức ảnh được chụp từ ngày 19 tháng 3 năm 1915.[11]
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:50 pm

Đặt tên
Quyền đặt tên cho vật thể mới phát hiện thuộc về Đài quan sát Lowell. Tombaugh đã hối thúc Slipher đề nghị một cái tên cho vật thể này trước khi có người khác làm điều đó.[10] Những đề xuất được gửi về ồ ạt từ khắp nơi trên thế giới. Constance Lowell đề nghị tên Zeus, sau đó là Lowell, và cuối cùng là họ của bà. Tất cả đề nghị này đều không được chấp nhận.[13]
Cái tên Pluto lần đầu được Venetia Burney (sau này là Venetia Phair), một cô học trò 11 tuổi tại Oxford, Anh Quốc đề xuất.[14] Venetia yêu tích thần thoại cổ điển cũng như thiên văn học, và coi cái tên này, một trong những tên khác của Hades, vị thần trông coi Âm phủ của người Hy Lạp, là thích hợp cho một hành tinh được cho là tối và lạnh như vậy. Cô bé đã nói ra ý kiến đó trong một cuộc thảo luận với người ông Falconer Madan, một cựu thủ thư tại Thư viện Bodleian thuộc Đại học Oxford. Madan đã gửi cái tên này cho Giáo sư Herbert Hall Turner, và ông này lại đánh điện báo cái tên đó cho các đồng nghiệp ở Châu Mỹ.[15]
Vật thể được chính thức đặt tên ngày 24 tháng 3 năm 1930.[16] Mỗi thành viên của Đài quan sát Lowell được cho phép bỏ phiếu chọn trong danh sách chỉ gồm ba cái tên: "Minerva" (tên đã được đặt cho một tiểu hành tinh), "Cronus" (vốn không được coi trọng bởi nó được đề xuất từ một nhà thiên văn vô danh tên là Thomas Jefferson Jackson See), và Pluto. Pluto nhận được số phiếu tối đa.[17] Cái tên này được công bố ngày 1 tháng 5 năm 1930.[14] Ngay sau khi công bố, Madan đã cho Venetia năm pound làm tiền thưởng.[14]
Cái tên Pluto được dự định gợi nhớ tới những chữ cái đầu trong tên của nhà thiên văn học Percival Lowell, chữ viết lồng P-L cũng là biểu tượng thiên văn học của Pluto (Sao Diêm Vương 20px-Pluto_symbol.svg).[18] Biểu tượng thiên văn học của Sao Diêm Vương giống với biểu tượng của Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương 20px-Neptune_symbol.svg), nhưng có một vòng tròn thay thế cho cái chĩa đinh ba ở giữa (Sao Diêm Vương 20px-Pluto%27s_astrological_symbol.svg).
Trong tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, và tiếng Triều Tiên, tên gọi này được dịch thành Minh Vương tinh (冥王星),[19][20] theo đề nghị của Houei Nojiri năm 1930.[21] Riêng tiếng Việt gọi là sao Diêm Vương hay Diêm Vương tinh tương tự như một số ngôn ngữ gốc Ấn Độ[19] bởi lẽ Diêm vương là thần cai quản địa ngục trong văn hóa Ấn Độ và Đông Á, tương đương thần Pluto, vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã. Nhiều ngôn ngữ phi Âu sử dụng cách chuyển tự "Pluto" bằng cái tên của họ cho vật thể này.
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:50 pm

Cái chết của Hành tinh X
Ngay khi được tìm thấy, ánh sáng mờ nhạt và sự thiếu vắng một resolvable disc cast đã khiến mọi người nghi ngờ Sao Diêm Vương có thể là Hành tinh X của Lowell. Trong suốt thế kỷ 20, những ước tính về khối lượng Sao Diêm Vương liên tục bị điều chỉnh theo hướng giảm xuống. Năm 1978, sự khám phá vệ tinh Charon của Sao Diêm Vương lần đầu tiên đã cho phép đo đạc khối lượng của nó. Khối lượng này bằng khoảng 2% khối lượng Trái Đất, quá nhỏ để gây ra sự không nhất quán trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Những nghiên cứu sau đó về một Hành tinh X khác, đáng chú ý nhất là của Robert Harrington,[22] đều không thành công. Năm 1993, Myles Standish đã sử dụng dữ liệu từ chuyến bay ngang Sao Hải Vương của Voyager 2, xác định lại tổng khối lượng hành tinh này giảm 0.5%, để tính toán lại ảnh hưởng trọng lực lên Sao Thiên Vương. Với những con số mới, sự không nhất quán, và sự cần thiết cho một Hành tinh X, đã bị bãi bỏ.[23] Ngày nay đa số giới thiên văn học thống nhất rằng Hành tinh X, như Lowell định nghĩa nó, không tồn tại. Lowell đã đưa ra dự đoán vị trí Hành tinh X năm 1915 hơi gần hơn vị trí thực của Sao Diêm Vương ở thời điểm đó; tuy nhiên, Ernest W. Brown đã kết luận gần như ngay lập tức rằng đó là một sự trung khớp, một quan điểm vẫn được duy trì đến ngày nay.[24]

[sửa] Đặc điểm của hành tinh

Sao Diêm Vương 200px-ThePlutinos_Size_Albedo_Color2.svg Sao Diêm Vương Magnify-clip
Các plutino lớn nhất so sánh về kích thước, suất phân chiếumàu sắc.


Hình:Pluto-cutaway.svg Cấu trúc dự đoán của Sao Diêm vương.
1. Nitơ đông lạnh
2. Băng nước
3. Silicate và băng nước



Khoảng cách từ Sao Diêm Vương tới Trái Đất khiến việc nghiên cứu sâu về hành tinh này rất khó khăn. Nhiều chi tiết về Sao Diêm Vương sẽ vẫn chưa được biết tới cho đến năm 2015, khi tàu vũ trụ New Horizons tới đó.[25]

Hình dạng bên ngoài và thành phần


Độ sáng biểu kiến bên ngoài của Sao Diêm Vương trong khoảng 15.1, lên tới 13.65 ở điểm cận nhật.[26] Để quan sát được nó, một kính viễn vọng phải có độ mở khoảng 30 cm (12 in).[27] Sao Diêm Vương trông không rõ ràng và giống sao thậm chí khi được quan sát bằng kính viễn vọng lớn bởi đường kính góc của nó chỉ là 0.11". Nó có màu xám sáng pha chút vàng.[28]
Phân tích quang phổ bề mặt Sao Diêm Vương cho thấy nó có thành phần gồm hơn 98% băng nitơ, với các dấu hiệu của methane và carbon monoxide.[29][30] Khoảng cách và những giới hạn về hiện tại trong kỹ thuật kính viễn vọng khiến không thể chụp ảnh trực tiếp các chi tiết bề mặt Sao Diêm Vương. Các hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble không thể hiện bất kỳ một đặc điểm hay dấu hiệu bề mặt có thể phân biệt nào.[31]
Những hình ảnh tốt nhất về Sao Diêm Vương có từ các bản đồ sáng được tạo ra từ các quan sát gần các lần thực của nó với vệ tinh lớn nhất, Charon. Sử dụng quá trình xử lý máy tính, những quan sát được tiến hành bằng những yếu tố sáng khi Sao Diêm Vương bị Charon che khuất. Ví dụ, việc che khuất một điểm sáng trên Pluto sẽ tạo ra một sự thay đổi tổng độ sáng lớn hơn khi che khuất một điểm tối. Sử dụng kỹ thuật này, ta có thể đo đạc tổng độ sáng của hệ Sao Diêm Vương-Charon và theo dõi những thay đổi độ sáng theo thời gian.[32] Những bản đồ được Kính viễn vọng không gian Hubble tổng hợp cho thấy bề mặt Sao Diêm Vương có đặc điểm ở sự không đồng nhất, một sự thực cũng được chứng nhận bởi sự làm cong ánh sáng và bởi những thay đổi định kỳ trong các phổ của nó. Bề mặt Sao Diêm Vương hướng về phía Charon chứa nhiều băng methane hơn, trong khi phía bề mặt đối diện chứa nhiều nitơ và băng carbon monoxide. Điều này biến Sao Diêm Vương thành vật thể có sự trái ngược lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời sau Iapetus.[33]
Kính viễn vọng không gian Hubble cho rằng mật độ Sao Diêm Vương ở trong khoảng 1.8 và 2.1 g/cm³, cho thấy thành phần bên trong của nó gồm khoảng 50–70 phần trăm đá và 30–50 phần trăm băng.[30] Vì sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất cuối cùng sẽ làm nóng băng tới mức đủ để chúng tách khỏi đá, các nhà khoa học chờ đợi kết cấu bên trong của Sao Diêm Vương có sự khu biệt, với vật liệu đá lắng xuống thành một lõi đặc bao quanh bởi một áo băng. Có thể quá trình nóng lên đó đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, tạo ra một biển nước ngầm bên dưới bề mặt.[34]

Kích thước và khối lượng


Sao Diêm Vương không những nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ mà còn nhỏ hơn các vệ tinh sau đây: Ganymede, Titan, Callisto, Io, Mặt Trăng, EuropaTriton. Trong khi đó, Sao Diêm Vương lại lớn hơn tất cả các tiểu hành tinh của vòng đai chính, giữa Sao HoảSao Mộc, hay của vòng đai Kuiper. Điều này làm cho các nhà khoa học tin rằng Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh chính thức mà thuộc một loại thiên thể nhiều người gọi là plutino – loại hành tinh nhỏ giống Pluto.
Khối lượng của Sao Diêm Vương không được biết hàng chục năm sau khi nó được khám phá. Sự khám phá của vệ tinh Charon đã giúp các nhà khoa học tính được khối lượng của Sao Diêm Vương, dùng một công thức của Isaac Newton dựa vào các định luật của Johannes Kepler.

Khí quyển


Sao Diêm Vương chỉ có một bầu khí quyển mỏng có thành phần bao gồm nitơ, metanCO trong trạng thái cân bằng với nitơ rắn và các tảng băng CO trên bề mặt. Khi Sao Diêm Vương đi xa khỏi điểm cận nhật, xa dần Mặt Trời thì các thành phần khí quyển của nó sẽ đóng băng lại và rơi xuống đất. Khi nó quay trở lại gần Mặt Trời hơn, nhiệt độ của bề mặt rắn của Sao Diêm Vương sẽ gia tăng và gây ra sự thăng hoa cho các lớp băng nitơ, chúng gây nên hiệu ứng tạo gas và chống lại hiệu ứng nhà kính. Thông thường, khi một hành tinh không có khí quyển đi ngang phía trước một ngôi sao, độ sáng của ngôi sao đó sẽ đột ngột biến mất ... cho đến khi nó không còn bị che nữa. Trong năm 1988, các nhà khoa học nhìn thấy một ngôi sao dần dần mờ đi trước khi hoàn toàn bị che bởi Sao Diêm Vương. Điều này chứng minh cho sự hiện diện của một bầu khí quyển. Sau một quan sát tương tự vào năm 2003, bầu khí quyển của Sao Diêm Vương được ước lượng có áp suất vào khoảng 3 micrôbar và bao gồm đạm khí (N2), cácbon mônôxít (CO) ....
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:51 pm

Quỹ đạoSao Diêm Vương 250px-TheKuiperBelt_Orbits_Pluto_Ecliptic.svg Sao Diêm Vương Magnify-clip
Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khi nhìn hình chiếu đứng mặt phẳng hoàng đạo



Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khác với các hành tinh khác do có độ nghiêng quỹ đạo >17° và tâm sai ~0,25. Chỉ quỹ đạo của Sao Thủy có độ nghiêng đáng kể là ~7° và tâm sai là ~0,2; còn các hành tinh khác thì có quỹ đạo tròn, hơi elip một chút. Tâm sai lớn có nghĩa là một phần của quỹ đạo Sao Diêm Vương gần với Mặt Trời hơn quỹ đạo của Sao Hải Vương. Khi đến gần điểm cận nhật, Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Nhưng do độ nghiêng quỹ đạo, điểm cận nhật của nó ở phía bên trên (~8.0 AU) mặt phẳng hoàng đạo. Các sơ đồ trên hai hình bên biểu diễn vị trí tương đối của quỹ đạo Sao Diêm Vương so với mặt phẳng hoàng đạo (mặt cắt vuông góc mặt phẳng hoàng đạo - ecliptic view), và hình chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (polar view) với vị trí hiện hành của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương. Các đoạn quỹ đạo phía trên mặt phẳng hoàng đạo được tô màu sáng hơn, các đoạn nằm dưới thì có màu tối hơn; điểm cận nhật và điểm viễn nhật được đánh dấu lần lượt bằng các chữ q và Q.

[sửa] Quỹ đạo tránh Sao Hải Vương

Sao Diêm Vương 180px-TheKuiperBelt_Orbits_Pluto_Polar.svg Sao Diêm Vương Magnify-clip
Quỹ đạo Sao Diêm Vương — nhìn từ trên cực. Góc 'nhìn từ phía trên' này thể hiện cách quỹ đạo của Sao Diêm Vương (màu đỏ) không tròn bằng quỹ đạo Sao Hải Vương (màu xanh), và tại sao thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Những nửa tối hơn của hai quỹ đạo thể hiện nơi chúng đi dưới mặt phẳng hoàng đạo. Các vị trí của hai vật thể trong ngày 16 tháng 4 năm 2006; tới tháng 4 năm 2007 chúng đã thay đổi vị trí khoảng 3 pixel (~1 AU).



Dù rõ ràng quỹ đạo của Sao Diêm Vương cắt quỹ đạo Sao Hải Vương khi quan sát trực tiếp từ phía trên hoàng đạo, hai vật thể này không thể va chạm. Điều này bởi các quỹ đạo của chúng được sắp thẳng hàng sao cho Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không bao giờ tiếp cận gần. Nhiều yếu tố tác động tới việc này.
Ở mức độ đơn giản nhất, một người có thể xem xét hai quỹ đạo và thấy rằng chúng không giao nhau. Khi Sao Diêm Vương ở vị trí cận nhật, và ví thế cũng ở điểm gần nhất với quỹ đạo của Sao Hải Vương như được quan sát ở hình chiếu từ trên xuống, nó cũng ở điểm xa nhất phía trên hoàng đạo. Điều này có nghĩa thực tế quỹ đạo Sao Diêm Vương chạy qua phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương, khiến chúng không thể va chạm.[35] Quả vậy, phần quỹ đạo Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn quỹ đạo Sao Hải Vương nằm khoảng 8 AU phía trên hoàng đạo,[36] và cũng cách một khoảng tương tự với quỹ đạo Sao Hải .[37] Giao điểm lên của quỹ đạo của Sao Diêm Vương, điểm tại đó quỹ đạo cắt ngang hoàng đạo, hiện cách khỏi quỹ đạo Sao Hải Vương hơn 21°;[38] các giao điểm xuống của chúng cũng cách nhau một khoảng cách góc tương tự (xem biểu đồ). Bởi quỹ đạo Sao hải Vương hầu như phẳng so với mặt phẳng hoàng đạo, Sao Diêm Vương luôn cách xa phía trên khi hai hành tinh ở gần nhau trên quỹ đạo.
Chỉ riêng điều này không đủ để bảo vệ Sao Diêm Vương; các nhiễu loạn (ví dụ, tiến động quỹ đạo) từ các hành tinh, đặc biệt là Sao Hải Vương, sẽ làm thay đổi quỹ đạo Sao Diêm Vương, vì thế trong hàng triệu năm một vụ va chạm có thể xảy ra. Một số cơ cấu khác hay các cơ cấu sẽ hoạt động từ đó. Cơ cấu đáng chú ý nhất là một cộng hưởng chuyển động trung bình với Sao Hải Vương.Sao Diêm Vương 180px-TheKuiperBelt_Orbits_Pluto_Neptune2.svg Sao Diêm Vương Magnify-clip
Biểu đồ này thể hiện các vị trí quan hệ của Sao Diêm Vương (màu đỏ) và Sao Hải Vương (màu xanh) tại các thời điểm được lựa chọn. Kích thước Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương được thể hiện như nghịch đảo tỷ lệ với khoảng cách giữa chúng để nhấn mạnh lần tiếp cận gần nhất năm 1896.



Sao Diêm Vương nằm ở 3:2 cộng hưởng khoảng cách chuyển động trung bình với Sao Hải Vương: cứ ba lần Sao Hải Vương quay xung quanh Mặt Trời, Sao Diêm Vương thực hiện điều đó 2 lần. Hai vật thể sau đó sẽ quay trở lại các vị trí ban đầu của chúng và chu kỳ lặp lại, mỗi chu kỳ kéo dài 500 năm. Mô hình này được xác định sao cho, trong mỗi chu kỳ 500 năm, lần đầu tiên Sao Diêm Vương gần điểm cận nhật Sao Hải Vương ở hơn 50° phía sau Sao Diêm Vương. Ở lần cận nhật thứ hai của Sao Diêm Vương, Sao Hải Vương sẽ hoàn thành một vòng nữa và một nửa vòng riêng trên quỹ đạo của nó, và vì thế sẽ ở một khoảng cách tương tự phía trước Sao Diêm Vương. Trên thực tế, khoảng cách tối thiểu giữa Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương là hơn 17 AU; Sao Diêm Vương thực tế có thời điểm ở gần (11 AU) Sao Thiên Vương hơn Sao Hải Vương.[37]
Sự cộng hưởng 3:2 giữa hai vật thể rất ổn định, và không thay đổi trong hàng triệu năm.[39] Điều này khiến quỹ đạo của chúng không thể thay đổi so với nhau— chu kỳ luôn lặp lại theo cùng cách— và hai vật thể không bao giờ đến được gần nhau. Vì thế, thậm chí khi quỹ đạo của Sao Diêm Vương không quá nghiêng, hai vật thể cũng không bao giờ va chạm nhau.[37]
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:51 pm

Các yếu tố khác ảnh hưởng tới quỹ đạo Sao Diêm VươngHình:Orbit1.svg Biểu đồ của điểm cận nhật tranh cãi



Những nghiên cứu số đã cho thấy rằng sau những chu kỳ hàng triệu năm, hình thức tổng thể của sự thẳng hàng giữa quỹ đạo của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không thay đổi.[35][40] Tuy nhiên, có nhiều sự cộng hưởng và tác động khác ảnh hưởng tới các chi tiết chuyển động tương đối của chúng, và tăng cường tính ổn định của Sao Diêm Vương. Chúng xuất hiện chủ yếu từ hai cơ cấu phụ trợ (ngoài sự cộng hưởng chuyển động trung bình 3:2).
Đầu tiên, cuộc tranh cãi về điểm cận nhật của Sao Diêm Vương, góc giữa điểm nơi nó cắt hoàng đạo và điểm nó ở gần Mặt Trời nhất, đu đưa quanh 90°.[40] Điều này có nghĩa khi Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời nhất, nó đang ở điểm xa nhất phía trên mặt phẳng hoàng đạo của Hệ Mặt Trời, ngăn cản va chạm với Sao Hải Vương. Đây là hậu quả trực tiếp của cơ cấu Kozai,[35] liên quan tới sự lệch tâm của một quỹ đạo với độ nghiêng của nó, liên hệ với một vật thể làm nhiễu động lớn hơn — trong trường hợp này là Sao Hải Vương. Liên quan tới Sao Hải Vương, biên độ dao động là 38°, và vì thế sự chia tách góc của điểm cận nhật của Sao Diêm Vương với quỹ đạo của Sao Hải Vương luôn lớn hơn 52° (= 90°–38°). Sự chia tách nhỏ nhất này diễn ra mối 10,000 năm.[39]
Thứ hai, các kinh độ của giao điểm lên của hai vật thể — các điểm khi chúng cắt mặt phẳng hoàng đạo - ở cộng hưởng gần với sự đu đưa bên trên. Khi hai kinh độ trùng nhau — có nghĩa, khi một kinh độ có thể vẽ một đường thẳng xuyên qua cả hai điểm giao và Mặt Trời — điểm cận nhật của Sao Diêm Vương nằm chính xác tại 90°, và nó ở gần Mặt Trời Nhật khi ở đỉnh phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương. Nói cách khác, khi Sao Diêm Vương nằm gần nhất các giao điểm của mặt phẳng quỹ đạo Sao Hải Vương, nó cũng ở xa nhất phía trên nó. Điều này được gọi là siêu cộng hưởng 1:1.[35]
Để hiểu tình trạng của sự đu đưa, tưởng tượng một điểm quan sát phía trên cực, nhìn xuống đường hòng đạo từ một điểm ưu thế ở xa nơi các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi vượt qua điểm giao lên, Sao Diêm Vương ở bên trong quỹ đạo Sao Hải Vương và chuyển động nhanh hơn, tiếp cận với Sao Hải Vương từ phía sau. Lực hút hấp dẫn mạnh giữa hai vật thể khiến động lượng góc từ Sao Hải Vương được chuyển sang Sao Diêm Vương. Điều này khiến Sao Diêm Vương đi vào một quỹ đạo hơi lớn hơn, nơi nó đi hơi chậm lại, tuân theo Định luật thứ ba của Kepler. Khi quỹ đạo thay đổi, nó dần tạo hiệu ứng thay đổi pericentre và các kinh độ của Sao Diêm Vương (và, ở mức độ nhỏ hơn, của Sao Hải Vương). Sau nhiều lần lặp lại như vậy, Sao Diêm Vương đã bị hãm lại ở mức đủ, và Sao Hải Vương cũng tăng tốc ở mức đỏ, khiến Sao Hải Vương bắt đầu bắt Sao Diêm Vương tại phía đối diện quỹ đạo của nó (gần điểm giao đối diện nơi chúng ta bắt đầu). Quá trình này sau đó lại đảo ngược, và Sao Diêm Vương mất động lượng góc cho Sao Hải Vương, cho tới khi Sao Diêm Vương tăng tốc đủ để nó bắt đầu bắt Sao Hải Vương một lần nữa ở điểm ban đầu. Toàn bộ quá trình hoàn thành trong khoảng 20,000 năm.[37][39]

[sửa] Vệ tinh

Sao Diêm Vương 180px-Pluto_system_2006 Sao Diêm Vương Magnify-clip
Sao Diêm Vương và ba vệ tinh đã được khám phá của nó. Sao Diêm Vương và Charon là các vật thể sáng nhất ở giữa, hai vệ tinh nhở hơn ở phía phải và phía dưới xa hơn phía ngoài.


Hình:PlutoSystem.jpg Hệ thống Sao Diêm Vương. Vùng bao quanh Sao Diêm Vương và Charon đã bị giảm độ sáng để tất cả bốn vật thể có thể được thể hiện riêng biệt. Ảnh của David Tholen.



Sao Diêm Vương có ba vệ tinh tự nhiên đã được biết: Charon, lần đầu được xác định năm 1978 bởi nhà thiên văn học James Christy; và hai vệ tinh nhỏ hơn, NixHydra, cả hai cùng được phát hiện năm 2005.[41]
Các vệ tinh của Sao Diêm Vương luôn ở gần bề mặt của nó, so với các hệ khác đã được quan sát. Các vệ tinh có thể có tiềm năng quay quanh Sao Diêm Vương lên tới 53% (hay 69%, nếu đi ngược) của bán kính Hill sphere, vùng ảnh hưởng trọng lực ổn định của Sao Diêm Vương. Ví dụ, Psamathe quay quanh Sao Hải Vương ở 40% bán kính Hill. Trong trường hợp Sao Diêm Vương, chỉ 3% của vùng được biết có sự có mặt của các vệ tinh. Theo thuật ngữ của các nhà khoa học, hệ Sao Diêm Vương dường như "quá chật và hầu như trống rỗng."[42]
TênBán kính (km)Khối lượng (kg)Bán trục chính (km)Chu kỳ quỹ đạo (ngày)Khám phá
Charon11921.6×102119,4106.38721978
Nix32-145< 5×101849,400 ± 60025.5 ± 0.52005
Hydra52-160< 5×101864,700 ± 85038.2 ± 0.82005
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:52 pm

Charon
Hệ thống Sao Diêm Vương-Charon rất đáng chú ý vì đây là hệ đôi lớn nhất trong một vài hệ đôi thuộc Hệ Mặt Trời, và được xác định là cặp đôi có trung tâm khối lượng nằm ngoài bề mặt hành tinh chính (617 Patroclus là một ví dụ nhỏ hơn khác).[43] Điều này và kích thước to lớn của Charon so với Sao Diêm Vương khiến một số nhà thiên văn gọi chúng là một hành tinh đôi lùn.[44] Hệ này cũng khác biệt so với các hệ hành tinh khác ở điểm mỗi vật thể đều khóa thủy triều vật thể kia: Charon luôn quay một phía bề mặt về Sao Diêm Vương, và Sao Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của Sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy Charon.[45] Năm 2007, những quan sát của Đài thiên văn Gemini về những dấu vết ammonia hydrate và tinh thể nước trên bề mặt Charon cho thấy sự hiện diện của các mạch nước phun hoạt động.[46]

Sao Diêm Vương và Charon, so với Mặt Trăng của Trái Đất[47]Name(Pronunciation key)Đường kính (km)Khối lượng (kg)Bán kính quỹ đạo (km)(barycentric)Chu kỳ quỹ đạo (d)
Sao Diêm Vương/ˈpluːtəʊ/2,306
(65% Mặt Trăng)
1.305 (7)×1022
(18% Mặt Trăng)
2,040 (100)
(0.6% Mặt Trăng)
6.3872
(25% Mặt Trăng)
Charon/ˈʃɛərən, ˈkɛərən/1,205
(35% Mặt Trăng)
1.52 (7)×1021
(2% Mặt Trăng)
17,530 (90)
(5% Mặt Trăng)

[sửa] Nix và Hydra

Sao Diêm Vương 180px-Plutonian_system Sao Diêm Vương Magnify-clip
Hình vẽ của nghệ sĩ về bề mặt Hydra. Sao Diêm Vương và Charon (bên phải) và Nix (chấm sáng bên trái).


Sao Diêm Vương 180px-Pluto_system.svg Sao Diêm Vương Magnify-clip
Sơ đồ hệ Sao Diêm Vương. P 1 là Hydra, và P 2 là Nix.



Hai vệ tinh khác của Sao Diêm Vương đã được các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ngày 15 tháng 5 năm 2005, và chúng đã nhận được tên định danh tạm thời là S/2005 P 1 và S/2005 P 2. Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã chính thức đặt tên cho các vệ tinh mới nhất của Sao Diêm Vương là Nix (hay Pluto II, vệ tinh phía bên trong, trước kia là P 2) và Hydra (Pluto III, vệ tinh phía ngoài, trước kia là P 1), ngày 21 tháng 6 năm 2006.[48]
Những vệ tinh nhỏ này quay quanh Sao Diêm Vương ở khoảng cách gấp hai và ba lần Charon: Nix ở 48,700 kilômét và Hydra ở 64,800 kilômét từ tâm khối lượng chung của hệ. Chúng có quỹ đạo cùng hướng trên cùng mặt phẳng quỹ đạo như Charon, và rất gần (nhưng không phải ở trong) chuyển động trung bình cộng hưởng quỹ đạo 4:1 và 6:1 với Charon.[49]
Những quan sát Nix và Hydra để xác định các tính chất riêng của chúng đang được tiến hành. Thỉnh thoảng Hydra sáng hơn Nix, cho thấy hoặc nó lớn hơn hoặc những phần khác nhau trên bề mặt của nó có thể có độ sáng khác nhau. Các kích thước được ước tính từ các suất phân chiếu. Quang phổ của hai vệ tinh này tương tự quang phổ của Charon cho thấy một suất phân chiếu 35% như của Charon; các giá trị này khiến Nix được ước tính có đường kính 46km còn Hydra lớn hơn và có đường kính 61km. Những giới hạn trên của đường kính của chúng có thể được ước tính khi lấy suất phân chiếu 4% của các vật thể tối nhất trong Vành đai Kuiper; những giới hạn đó là 137 ± 11 km và 167 ± 10 km. Ở phía cuối của dãy này, các khối lượng được suy luận chưa tới 0.3% khối lượng Charon, hay 0.03% của Sao Diêm Vương.[50]
Sự khám phá hai vệ tinh nhở hơn cho thấy Sao Diêm Vương có thể có một hệ vành đai biến đổi. Các vụ va chạm của các vật thể nhỏ có thể tạo ra rác hình thành nên các vành đai hành tinh. Dữ liệu từ một cuộc khảo sát quang học kỹ lưỡng của Advanced Camera for Surveys trên Kính viễn vọng vũ trụ Hubble cho thấy không có hệ vành đai nào. Nếu một hệ như vậy tồn tại, hoặc nó mỏng manh như các vành đai Sao Mộc hoặc nó chỉ hạn chế ở chiều rộng chưa tới 1,000 km.[51]
Khi chụp ảnh hệ Sao Diêm Vương, những quan sát từ Huble đặt ra các giới hạn với bất kỳ một vệ tinh có thể nào khác. Với độ tin cậy lên tới 90%, không thể có thêm một vệ tinh khác lớn hơn 12 km (hay tối đa 37 km với suất phân chiếu 0.041) tồn tại bên ngoài ánh chói của Sao Diêm Vương năm giây cung từ hành tinh lùn này. Điều này giả định rằng một vật thể kiểu Charon có suất phân chiếu 0.38; ở mức độ tin cậy 50% giới hạn là 8.[52]

[sửa] Vành đai Kuiper



Bài chi tiết: Vành đai Kuiper
Sao Diêm Vương 400px-Outersolarsystem_objectpositions_labels_comp Sao Diêm Vương Magnify-clip
Chấm của tất cả các vật thể đã được biết tới trong Vành đai Kuiper, tương phản với bốn hành tinh phía ngoài



Nguồn gốc và đặc điểm của Sao Diêm Vương từ lâu đã là câu hỏi khó đối với các nhà thiên văn học. Trong thập niên 1950 có ý kiến cho rằng Sao Diêm Vương là một vệ tinh đã thoát khỏi Sao Hải Vương, bị vệ tinh lớn nhất hiện nay của ngôi sao này là Triton đẩy bắn ra khỏi quỹ đạo. Ý kiến này đã bị chỉ trích nhiều bởi, như được giải thích ở trên, thực tế Sao Diêm Vương không bao giờ tới gần hành tinh.[53]
Từ năm 1992, các nhà thiên văn học đã bắt đầu khám phá ra nhiều vật thể băng nhỏ phía ngoài Sao Hải Vương tương tự như Sao Diêm Vương không chỉ ở quỹ đạo mà cả ở kích thước và thành phần. Vành đai này, được gọi là Vành đai Kuiper theo một trong những nhà thiên văn học người lần đầu tiên xác định tính chất của các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương, được tin là nguồn gốc của nhiều sao chổi chu kỳ ngắn. Các nhà thiên văn học hiện tin rằng Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất[1] đã biết trong các vật thể thuộc vành đai Kuiper (KBOs). Giống như các vật thể KBOs khác, Sao Diêm Vương có các đặc điểm chung với các sao chổi; ví dụ, gió mặt trời dần thổi bay bề mặt Sao Diêm Vương vào vũ trụ, theo cách một sao chổi.[54] Nếu Sao Diêm Vương bị đặt ở gần Mặt Trời như Trái Đất, nó cũng sẽ có một cái đuôi như các sao chổi.[55]
Dù sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất trong vành đai Kuper đã được phát hiện, Triton, hơi lớn hơn Sao Diêm Vương lại có nhiều đặc điểm khí quyển và thành phần địa chất giống với Sao Diêm Vương và được tin rằng cũng là một vật thể bị bắt khỏi Vành đai Kuiper.[56] Eris (xem bên dưới) cũng lớn hơn Sao Diêm Vương nhưng không bị coi hoàn toàn là một thành viên của Vành đai Kuiper. Thay vào đó, nó được coi là một thành viên của đám vật thể được gọi là đĩa phân tán.
Một số lượng lớn vật thể trong Vành đai Kuiper, như Sao Diêm Vương, có cộng hưởng quỹ đạo 3:2 với Sao hải Vương. Các vật thể vành đai Kuiper có cộng hưởng quỹ đạo kiểu này được gọi là "plutino", theo tên Pluto.[57]
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:55 pm

Thám hiểm Sao Diêm Vương



Sao Diêm Vương đặt ra những thách thức to lớn cho con tàu vũ trụ bởi khối lượng nhỏ và khoảng cách xa từ Trái Đất. Voyager 1 đáng nhẽ đã có thể tới Sao Diêm Vương, nhưng những người điều khiển thay vào đó đã chọn một chuyến bay ngang qua vệ tinh Titan của Sao Thổ khiến nó không thể có quỹ đạo ngang qua Sao Diêm Vương. Voyager 2 cũng không thể có quỹ đạo hợp lý để tới Sao Diêm Vương.[58] Trước thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 chưa hề có một nỗ lực thực sự nào nhằm thám hiểm Sao Diêm Vương. Tháng 8 năm 1992, nhà khoa học Robert Staehle của JPL đã gọi điện cho người phát hiện Sao Diêm Vương, Clyde Tombaugh, yêu cầu cho phép viếng thăm hành tinh của ông. "Tôi đã nói rằng ông ta được chào đón ở đó," Tombaugh sau này nhớ lại, "dù ông ta sẽ phải có một chuyến bay dài và lạnh giá."[59] Dù đã có khoảnh khắc sớm này, năm 2000, NASA đã hủy bỏ phi vụ Pluto Kuiper Express, với các lý do chi phí gia tăng và những chậm trễ trong việc chế tạo phương tiện phóng.[60]
Sau một cuộc chiến chính trị căng thẳng, một phi vụ mới tới Sao Diêm Vương, với cái tên New Horizons, đã được chính phủ Hoa Kỳ cung cấp chi phí năm 2003.[61] New Horizons được phóng thành công ngày 19 tháng 1 năm 2006. Lãnh đạo sứ mệnh, S. Alan Stern, xác nhận rằng một số tro từ thi hài Clyde Tombaugh, đã mất năm 1997, đã được đặt trên con tàu.[62]
Đầu năm 2007 lợi dụng hỗ trợ hấp dẫn từ Sao Mộc. Lần tiếp cận gần nhất của nó tới Sao Diêm Vương sẽ diễn ra ngày 14 tháng 7 năm 2015; những quan sát khoa học với Sao Diêm Vương sẽ bắt đầu từ năm tháng trước cuộc tiếp cận gần và sẽ tiếp tục ít nhất một tháng sau lần gặp mặt. New Horizons đã chụp những bức ảnh đầu tiên (từ xa) về Sao Diêm Vương hồi cuối tháng 9 năm 2006, trong cuộc thử nghiệm thiết bị Long Range Reconnaissance Imager (LORRI).[63] Các bức ảnh, được chụp từ khoảng cách xấp xỉ 4.2 tỷ km, xác nhận khả năng thám sát các mục tiêu xa của tàu vũ trụ, khả năng cần thiết để tiến tới gần Sao Diêm Vương và các vật thể khác trong Vành đai Kuiper.
Lần đầu tiên Sao Diêm Vương được nhìn thấy từ tàu New Horizons



New Horizons sẽ sử dụng một gói cảm biến từ xa gồm các thiết bị hình ảnh và thiết bị radio khảo sát khoa học, cũng như máy quang phổ và các thiết bị khác, để xác định địa chất và hình thái của Sao Diêm Vương cùng vệ tinh Charon của nó, vẽ bản đồ thành phần bề mặt hai vật thể và phân tích khí quyển trung tính của Sao Diêm Vương cùng tỷ lệ tốc độ thoát của nó. New Horizons cũng sẽ chụp ảnh bề mặt Sao Diêm Vương và Charon.
Sự khám phá các vệ tinh Nix và Hydra có thể đặt ra những thách thức chưa được dự tính với tàu vụ trụ. Những vụn rác từ các vụ va chạm giữa các vật thể trong Vành đai Kuiper và các vệ tinh nhỏ hơn, với tốc độ thoát khá nhỏ của chúng, có thể tạo ra một vòng đai rác mảnh. Nếu New Horizons phải bay qua một vòng đai như vậy, nhiều khả năng vi thiên thạch có thể gây hư hại cho con tàu.[51]




Tình trạng chính thức của Sao Diêm Vương với tư cách một hành tinh đã là một chủ đề tranh cãi ít nhất từ năm 1992, khi Vật thể Vành đai Kuiper đầu tiên, (15760) 1992 QB1, được phát hiện. Kể từ đó, các khám phá mới càng làm cuộc tranh cãi thêm căng thẳng.


Sao Diêm Vương được thể hiện như một hành tinh trên Đĩa Pioneer, một bản khắc được đặt trên các con tàu vũ trụ Pioneer 10Pioneer 11, phóng đi hồi đầu thập niên 1970. Tấm đĩa này được dự định cung cấp thông tin về nguồn gốc tàu vũ trụ cho bất kỳ một nền văn minh nào ngoài trái đất có thể gặp chúng trong tương lai, gồm cả một giản đồ về Hệ Mặt Trời, với chín hành tinh.[64] Tương tự, một hình ảnh analogue chứa bên trong thiết bị Voyager Golden Record được đặt trong tàu vũ trụ Voyager 1Voyager 2 (cũng được phóng hồi thập niên 1970) có bao gồm dữ liệu về Sao Diêm Vương và cũng thể hiện nó như hành tinh thứ chín.[65] Nhân vật Pluto trong các bộ phim hoạt hình của Disney, xuất hiện năm 1930, cũng được đặt tên đó để kỷ niệm hành tinh này.[66] Năm 1941, Glenn T. Seaborg đã đặt tên cho nguyên tố mới được tạo ra là plutonium để vinh danh Sao Diêm Vương, và cũng để giữ truyền thống đặt tên các nguyên tố theo các hành tinh mới được tìm ra (uranium theo Sao Thiên Vương (Uranus), neptunium theo Sao Hải Vương (Nepturne), dù truyền thống này cũng được sử dụng đối với một số vật thể không phải hành tinh: cerium được đặt theo tên Cerespalladium theo tên Pallas).[67]





Sao Diêm Vương so sánh với Eris, (136472) 2005 FY9, (136108) 2003 EL61, Sedna, Orcus, Quaoar, và Varuna so với Trái Đất (vẽ theo quan niệm; không có những bức ảnh chi tiết thật sự).



Sự khám phá

Vành đai Kuiper và mối quan hệ của Sao Diêm Vương với vành đai này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Sao Diêm Vương có nên được coi là một vật thể riêng biệt khỏi vành đai hay không. Năm 2002, vật thể 50000 Quaoar thuộc vành đai được phát hiện, với đường kính khoảng 1,280 kilômét, bằng một nửa Sao Diêm Vương.[68] Năm 2004, những người khám phá 90377 Sedna đã đặt một giới hạn trên là 1,800 kilômét đường kính, gần bằng đường kính Sao Diêm Vương 2,320 kilômét.[69] Giống như Ceres cuối cùng bị mất tư cách hành tinh sau sự khám phá các tiểu hành tinh khác, vì thế, vấn đề được đặt ra, Sao Diêm Vương phải được xếp hạng lại như một trong những vật thể thuộc vành đai Kuiper.
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, sự khám phá một vật thể ngoài Sao Hải Vương được thông báo. Được đặt tên Eris, hiện nó được biết hơi lớn hơn Sao Diêm Vương.[70] Đây là vật thể lớn nhất được phát hiện trong Hệ Mặt Trời từ khi phát hiện Triton năm 1846. Những người phát hiện ra nó và báo chí ban đầu gọi nó là "hành tinh thứ mười", dù không có sự đồng thuật chính thức ở thời điểm đó về việc có nên gọi nó là một hành tinh hay không.[71] Những người khác trong giới thiên văn học coi sự khám phá là lý lẽ mạnh mẽ nhất đòi hỏi xếp hạng lại Sao Diêm Vương như một tiểu hành tinh.[72]
Những đặc tính gây tranh cãi khác của Sao Diêm Vương là vệ tinh lớn, Charon, và khí quyển của nó. Những đặc tính này có lẽ không phải duy nhất của Sao Diêm Vương: nhiều vật thể ngoài Sao Hải Vương khác cũng có vệ tinh, và quang phổ của Eris cho thấy bề mặt nó có thành phần tương tự Sao Diêm Vương.[73] Nó cũng có một vệ tinh, Dysnomia, được phát hiện tháng 9 năm 2005.
Giám đốc các viện bảo tàng và cung thiên văn thỉnh thoảng gây ra tranh cãi khi bỏ Sao Diêm Vương khỏi các mô hình hành tinh của Hệ Mặt Trời. Một số lần hành động đó là có chủ ý; Cung thiên văn Hayden mở cửa trở lại sau khi được sửa chữa năm 2000 với một mô hình chỉ gồm tám hành tinh. Cuộc tranh cãi đã được đưa lên trang đầu các báo ở thời điểm đó.[74]
Về Đầu Trang Go down
midlen
Trợ lý trưởng phòng
Trợ lý trưởng phòng
midlen

Tổng số bài gửi : 1084
Age : 27
Registration date : 14/03/2008

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyMon Jun 30, 2008 8:56 pm

[sửa] Đại hội Hiệp hội Thiên văn Quốc tế



Bài chi tiết: Định nghĩa năm 2006 về hành tinh

Từ 16 đến 24 tháng 8 năm 2006, 3.000 nhà thiên văn học và nhà khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã gặp nhau tại Praha, Cộng hòa Séc để thảo luận về định nghĩa hành tinh. Tổ chức này có kế hoạch chính thức đưa ra định nghĩa hành tinh, và từ đó để xác định Sao Diêm Vương là hành tinh, hành tinh lùn (dwarf planet) hay là một thiên thể vành đai Kuiper (KBO)[75][76]. Ban đầu, tổ chức này có ý định phân loại Sao Diêm Vương cùng với 2003 UB313 và các thiên thể hình cầu thuộc loại thiên thể ngoài Sao Hải Vương mà có thể sẽ được phát hiện ra, là các hành tinh, mặc dù chúng rất "gần gũi" với Sao Diêm Vương. Ceresvệ tinh tự nhiên Charon của sao Diêm Vương, cũng được xem như là các hành tinh lùn.
Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 8 năm 2006, dự định ban đầu đã có thay đổi. Theo nghị quyết 5A được thông qua, 3 tiêu chí để một thiên thể được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau [77]:

  1. Thiên thể phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bản thân nó không phải là một ngôi sao.
  2. Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó tạo cho nó dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu).
  3. Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo của mình. (cleared the neighbourhood around its orbit)

Sao Diêm Vương không đáp ứng được tiêu chí thứ ba, vì quỹ đạo rất dẹt của nó cắt quỹ đạo Sao Hải Vương, là hành tinh lớn hơn nó nhiều [78].
Theo nghị quyết 6A, sao Diêm Vương được phân loại là hành tinh lùn (dwarf planet) (cùng loại với nó là Ceres và 2003 UB313). Ngày 7 tháng 9 năm 2006, sao Diêm Vương đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra. Nó được công nhận là hình mẫu cho một loại thiên thể mới gồm các thiên thể phía ngoài sao Hải Vương [77].
Về Đầu Trang Go down
lenah_wesley1997
Gửi xe
Gửi xe


Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 27/05/2009

Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương EmptyThu May 28, 2009 4:12 pm

Sao Diêm Vương 158760
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sao Diêm Vương _
Bài gửiTiêu đề: Re: Sao Diêm Vương   Sao Diêm Vương Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Sao Diêm Vương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
 Follow me at TwitterMaxF Movies FeedburnerRss  Add to Digg Add to Technorati Add to Delicious Add to Reddit Add to Yahoo Add to Google Add to Facebook Add to Twitter Add to FriendfeedAdd to Stumbleupon Add to Blinklist Add to Live Add to Slashdot Buzz Up  
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TCNFUNNY FORUM :: KIẾN THỨC :: Thiên văn học-